Tượng phật mật tông
Đặc tính
Mô tả sản phẩm
Phật giáo Mật Tông là một tư tưởng phật giáo lớn nhất trên thế giới và đặc biệt phát triển ở Tây Tạng. Và tượng phật Mật Tông có nhiều điểm đặc thù riêng việt khiến cho trường phái vẫn còn là điều xa lạ với mọi người. Vậy hãy cùng chúng tôi nguồn gốc về bức tượng này? Các chất liệu tượng đang được ứng dụng rộng hiện nay là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc tượng phật mật tông
Khoảng hơn 2500 năm về trước, thời điểm mà phật thuyết pháp thì tùy vào nhân duyên cũng như căn quả của mỗi người mà sẽ có các thuyết pháp khác nhau. Vì thế mới có câu nói Phật có đến 8 triệu 4 nghìn pháp môn. Tuy rằng là có nhiều cửa pháp là thế như về bản chất đều là sự bình đẳng.
Do tâm tính của chúng sinh bất đồng mà phát triển ra nhiều pháp môn khác nhau. Trong các cửa pháp đã nói trên đều sẽ quy chung về 3 pháp môn phù hợp với căn cơ của chúng sinh đó là: Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông.
Mỗi một pháp môn sẽ có kinh điển khác nhau và các các vị Thầy để nương tựa học tập. Khi mà Tịnh Độ Tông hướng chúng sinh tới học tập các vị phật Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà, Đại Thế Chí Bồ Tát. Còn Mật Tông thì hướng mọi người học tập Liên Hoa Bồ Tát, Phật Dược Sư, Phật A Di Đà, Phật Quan Âm.
Với mỗi một pháp môn khác nhau sẽ có cách tu tập và dụng công để giúp cho tâm luôn thanh tịnh. Và việc thỉnh tượng Mật Tông về thờ chính là tâm tín ngưỡng sẽ theo từng vị thần linh đó để tu tập. Tùy theo mỗi giai đoạn và phương pháp tu mà bạn có thể chọn các vị Phật khác nhau để học.
Và pháp môn Mật Tông được biết đến nhiều nhất tại Tây Tạng. Vì thế các hình tượng phật tại đây cũng sẽ mang nét đặc trưng của vùng miền này. Các vị Bồ Tát đều sẽ phổ độ chúng sinh. Thế nhưng với mỗi khu vực và văn hóa thờ cúng khác nhau thì hình tượng cũng sẽ có sự khác biệt.
Vì thế, khi nhìn vào hình tượng phật bà Quan Âm ở Việt Nam, Trung Quốc sẽ có sự khác biệt rất nhiều với tượng Quan Âm trong Mật Tông. Nhưng chung quy thì đó vẫn chỉ là hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát mà thôi.
Các chất liệu tạo ra tượng phật mật tông
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tượng phật Mật Tông được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Xong các loại chất liệu mà chúng sắp nói tới dưới đây vẫn có sự ưa chuộng nhiều hơn cả. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tượng phật Mật Tông làm bằng đồng
Như chúng ta cũng biết, các loại tượng phật được làm từ đồng bao giờ cũng được biết đến nhiều trong việc thờ cúng hay chuyện tâm linh. Vì chất liệu đồng luôn được biết đến là nguyên liệu dễ tạo hình; có độ bền cao và ngăn chặn việc bị mài mòn hay hư hỏng cho sản phẩm.
Do đó, những ấn phẩm được làm từ đồng luôn thể hiện được nét trang nghiêm và sự tinh xảo đến từng chi tiết. Nếu như ai đã được một lần nhìn ngắm các bức tượng phật Đài Loan được làm từ đồng chắc cũng phải ngạc nhiên về chất lượng và độ tinh xảo của chúng.
Nhờ vào việc kế thừa những tinh hoa xưa cũ kết hợp thêm công nghệ hiện đại đã tạo ra bức tượng ngày càng hoàn thiện tốt hơn. Đặc biệt, các bức tượng được làm chất liệu đồng hay được phủ thêm lớp sơn nano hoặc mạ vàng để sản phẩm không bị oxy hóa bởi các tác nhân bên ngoài.
Tuy nhiên, để có thể thỉnh được bức tượng phật đồng về ta khá khó. Vì nó có giá cao hơn rất nhiều so với nhiều loại vật liệu gỗ, đá,.. Nên nếu bạn muốn thỉnh cần phải dựa vào cái duyên và kinh tế của bản thân mình.
Tượng phật Mật Tông bằng gỗ
Các tượng phật được làm từ gỗ cũng được ưu chuộng đến cả ngàn năm nay. Dù rằng nó là sản phẩm có nguyên liệu sẵn có nhưng lại đòi hỏi về sức chế tác lớn. Về cơ bản thì gỗ có đặc tính khá mềm nên các nghệ nhân khi điều khắc tượng cũng thấy dễ dàng hơn. Tuy nhiên đó cũng chính là vấn đề của nó.
Nếu là gỗ tươi thì có độ ẩm trong thân khá cao, nên trước khi điêu khắc cần phải xử lý kỹ gỗ để đạt được độ cứng ổn và không bị ảnh hưởng quá nhiều từ thời tiết. Và nhờ có công nghệ mà công đoạn xử lý gỗ cũng trở nên dễ dàng hơn.
Sau khi đã tạc tượng xong rồi, nghệ nhân sẽ tiến hành phun sơn nano, làm bóng và giảm thiểu tình trạng mối mọt xuất hiện. Từ đó có thể bảo vệ tượng tốt hơn.
Tượng phật Mật Tông từ gốm sứ
Gốm sứ cũng là một loại vật liệu được dùng khá nhiều trong việc chế tác nội thất, đồ tâm linh, đồ thờ hay tượng Mật Tông. Đây cũng là một trong những sản phẩm rất quý. Vì để tạo thành tượng sẽ gặp khá nhiều khó khăn và bảo quản sao cho tượng không bị hư hỏng càng cần phải có sự cẩn thận.
Để có thể tạo hình được một bức tượng làm bằng gốm sứ phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tạp. Trước hết cần phải tìm được các vùng đất sét chất lượng. Sau đó phải loại bỏ các tạp chất ra khỏi đất và trộn cho đều để đảm bảo độ dẻo và độ ẩm của đất.
Tiếp đến sẽ tạo hình thủ công và nung với nhiệt độ cao. Cuối cùng là mang sản phẩm ra điều chỉnh các chi tiết. Trên thế giới hiện nay đang nổi tiếng với địa điểm gốm sứ Bát Tràng – Việt Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Nghi Hưng – Trung Quốc và cả Đài Loan.
Tượng phật Mật Tông từ đá
Thường thì người ta sẽ thờ các tượng ngoài trời làm bằng chất liệu đá tự nhiên. Đây cũng được biết đến là loại chất liệu bền bỉ với thời gian và có tính thẩm mỹ cao. Còn với những tượng phật trong nhà thường sẽ dùng đá ngọc thiên nhiên hoặc đá quý để tạc.
Và để có thể tạo hình được một bức tượng phật từ đá thành công; đòi hỏi người tạc tượng cần phải có tay nghề cao, tỉ mỉ và khéo léo. Đồng thời cũng phải là người có tuệ căn và hiểu rõ về phật pháp mới tạo ra được cái hồn và nét đẹp tinh tế.
Hơn thế nữa, đá cũng là nguyên vật liệu dễ tìm kiếm, dễ vệ sinh và có độ tuổi thọ sử dụng cao. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người đã lựa chọn thờ tượng phật làm từ đá trắng là vì vậy.
Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc hình thành nên các bức tượng phật Mật Tông. Cũng như biết thêm các chất liệu tạo ra tượng đang thịnh hành nhất hiện nay. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu hoặc thỉnh tượng phật của phái Mật Tông về nhà có thể liên hệ ngay với Yên Bái Stone để được hỗ trợ nhanh chóng và nhiệt tình nhất.
Mọi thông tin xin liên hệ qua:
- Địa chỉ VP: CT3C Nam Cường, Quận Bắc Từ Liên, Hà Nội
- Địa chỉ mỏ đá: Xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Địa chỉ xưởng sản xuất: Xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Số điện thoại: 0972.488.886 – 0948.922.368 – 0383.070.720
- Email: Damyngheyenbai.vn@gmail.com