x
Trang chủ / Tin tức

Đá hoa cương là gì? Ưu và nhược điểm của đá hoa cương

Nhắc tới các dòng đá được ưa chuộng nhất hiện nay thì chắc chắn không thể bỏ qua đá hoa cương. Tuy vậy, thực tế không phải ai cũng nắm được đá hoa cương là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chúng như thế nào? Dưới đây Yên Bái Stone sẽ cùng bạn khám phá chi tiết hơn về loại đá này nhé!

Đá hoa cương là gì?

Đá hoa cương hay còn có tên gọi khác là đá granite. Đây chính là 1 loại đá macma có màu sáng cùng các hạt đủ lớn để chúng ta có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Đá granite được hình thành bởi sự kết tinh chậm của magma bên dưới bề mặt Trái đất.

da-hoa-cuong-la-gi
Đá hoa cương hay còn gọi là đá granite

Tham khảo: Đá trắng

Cấu tạo và thành phần của đá hoa cương

Đá hoa cương được cấu tạo từ thành phần chủ yếu là thạch anh, fenspat cùng 1 lượng nhỏ mica, amphibol và các khoáng chất khác. Cũng chính bởi thành phần các khoáng chất này đã khiến cho đá granite có màu đỏ, xám, hồng, hoặc trắng cùng với các hạt khoáng sẫm màu. Cụ thể:

  • Thạch anh: Là 1 khoáng chất trong suốt không màu hoặc là màu xám. Nhiều hạt thạch anh sẽ biểu hiện ra như vết nứt gãy. Đặc biệt dưới ánh thủy tinh thì trên bề mặt sẽ trông như vết nứt hình tròn.
  • Fenspat: Đây là loại kháng chất có nhiều trong đá granite. Chúng thường có màu sắc chủ đạo là trắng, xám, hồng hoặc đỏ. 
  • Mica: Thường xuất hiện ở dạng tấm rất mỏng. Đồng thời bề mặt của các tấm này thường mang ánh thủy tinh phản chiếu cao.
  • Amphibole: Đây là các khoáng chất lưỡng tính như hornblende. Chúng có màu sẫm và thường có hình lăng trụ 

Đặc điểm của đá hoa cương là gì?

Vì được hình thành từ các khoáng chất có tỷ lệ khác nhau, vậy nên đá granite đang có các nhiều mẫu với kết cấu, hoa văn, màu sắc và đặc điểm riêng. Thông thường sau khi khai thác với kích thước lớn thì đá sẽ được cắt nhỏ ra với chiều rộng, chiều dài, độ dày khác nhau nhằm phù hợp với mục đích, yêu cầu của khách hàng.

Đá hoa cương có đặc điểm nổi vật là cứng, thớ đá rất dày và không bị ố màu. Chúng ta có thể ứng dụng đá này trong mọi không gian nội thất khác nhau. Thậm chí nếu được đánh bóng thì đá hoa cương có thể bền bỉ trong cả những môi trường khắc nghiệt nhất. Đá hoa cương có khả năng chịu được trọng lượng lớn đè lên và chống mài mòn tốt. 

Loại đá này cũng sở hữu bề mặt sáng bóng, đường vân đẹp, màu sắc đa dạng nên tính thẩm mỹ cao và trở thành vật liệu có sức thu hút cao.

da-hoa-cuong-la-gi-1
Đá hoa cương có đặc điểm rất cứng, thớ dày và không bị ố màu

Đá hoa cương phân bố ở đâu?

Granite được biết tới như là loại đá cấu tạo nên phần lớn vỏ lục địa của Trái Đất. Do đó, chúng thường xuất hiện ở dạng khối tương đối nhỏ và trong thể batholith. Đá hoa cương cũng thường đi cùng với các đai tạo núi. 

Bên cạnh đó, đá hoa cương cũng xuất hiện ở những khu vực trũng hình tròn được bao quanh bởi 1 loạt các ngọn đồi. Đồng thời chúng cũng được hình thành bởi aureole biến chất hay các loại đá sừng. Đá granite đã xâm nhập vào lớp vỏ của Trái Đất trong suốt các giai đoạn địa chất. Dù đa số trong chúng có tuổi tiền Cambri. Thế đá hoa cương vẫn là đá nền bị phủ bởi hầu hết các đá trầm tích mỏng trong vỏ lục địa.

Người ta có thể  tìm thấy loại đá này ở 1 số mỏ đá của các nước trên thế giới như: Mỹ, Thụy Điển (Bohuslan), Phần Lan, Nauy, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi ( Angola – Namibia – Nam Phi – Zimbabwe),Tây Ban Nha ( Galicia – Extremadura), … Theo nghiên cứu, tại các nước này mật độ đá hoa cương khá nhiều. Đồng thời, chúng được khai thác và xuất khẩu đến các nước khác trên thế giới.

Còn ở Việt Nam, đá hoa cương được phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và khu vực miền Trung.

Phân loại đá hoa cương 

Hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng từ khách hàng thì trên thị trường có 2 loại đá hoa cương chính là: đá hoa cương tự nhiên và nhân tạo.

Đá hoa cương tự nhiên

Là loại đá có nguồn gốc từ thiên nhiên. Loại đá này nổi  bật với ưu điểm về độ cứng, độ bền cao. Đá rất khó trầy xước và chịu được lực tác động tốt mà không lo biến dạng, nứt vỡ hay hư hỏng. Bên cạnh đó, chúng cũng sở hữu khả năng chịu nhiệt và chống thấm tốt. 

Màu sắc của đá hoa cương tự nhiên cũng rất độc đáo, đa dạng. Hiện nay loại đá này được ưu tiên dùng trong các công trình  xây dựng ở nơi có mật độ đi lại nhiều hoặc phải tiếp xúc với nhiệt độ lớn.

Đá hoa cương nhân tạo

Loại đá này được tạo thành từ hợp hỗn hợp 2/3 các loại bột khoáng đá tự nhiên và 1/3 keo Acrylic cùng với Alumina Trihydrate và 1 số chất tạo màu.

Đặc điểm của đá hoa cương nhân tạo là chúng có thể uốn dẻo khi được nung ở nhiệt độ 150 độ C. Từ đó, phù hợp để thiết kế ra những sản phẩm có hình thù cũng như ứng dụng đặc biệt. Hiện nay loại đá này được ứng dụng cho hầu hết các công trình thi công tương tự như đá tự nhiên granite.

Đá hoa cương nhân tạo mang nhiều mắc sắc đa dạng. Thông thường thì 1 mặt của đá sẽ không được đánh bóng. Do đó, mặt sau của chúng sẽ có màu xám trắng và xuất hiện thêm các chấm đen. Nhược điểm của đá là dễ vỡ, không đều màu và màu đậm hơn so với đá tự nhiên.

Chúng ta có thể phân biệt 2 loại đá này bằng cách dùng vật bằng kim loại rồi cào nhẹ lên bề mặt. Hoặc bạn cũng có thể quan sát màu sắc ở giữa và ở cạnh của khối đá.

da-hoa-cuong-la-gi-2
Hiện nay có 2 dòng đá hoa cương tự nhiên và nhân tạo cho khách hàng lựa chọn

Ưu và nhược điểm của đá hoa cương là gì?

Tương tự như những loại đá khác thì đá hoa cương cũng sở hữu nhiều ưu điểm và tồn tại các nhược điểm như sau:

Ưu điểm của đá hoa cương

  • Độ bền: Đá hoa cương sở hữu độ bền cao cùng với khả năng chịu nhiệt, chịu lực, cách âm tốt. Chất liệu đá này khi sử dụng rất an toàn với sức khỏe. Bên cạnh đó, đá có độ bền màu rất cao. Chúng không dễ bị nứt hay thấm hay trầy xước bề mặt. Chưa kể, đá hoa cương là loại đá đặc cùng độ rỗng thấp nên vi khuẩn rất khó xâm nhập.
  • Độ cứng: Độ cứng của đá hoa cương được đánh giá cao và chỉ sau kim cương. Thậm chí chúng cứng hơn rất nhiều so với đá marble.
  • Tính thẩm mỹ cao: Đá hoa cương sở hữu bảng màu sắc và hoa văn vô cùng đa dạng. Từ đó, chúng mang tới tính thẩm mỹ cao và nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.
  • Dễ vệ sinh: Bề mặt đá trơn, sáng bóng giúp cho việc vệ sinh, lau chùi dễ dàng hơn. Từ đó khiến cho đá luôn giữ được vẻ bóng đẹp theo thời gian.

Nhược điểm của đá hoa cương

  • Đá hoa cương có vân đá và màu sắc độc đáo cũng như hình dạng phiến lớn. Do đó khá khó có thể thay thế chúng bằng 1 phần nhỏ đá khác.
  • Đá hoa cương dễ bị ăn mòn bởi các hóa chất tẩy rửa như nước vệ sinh, thuốc tẩy, nước lau sàn,… Vậy nên cần hạn chế sử dụng các hóa chất này hay làm đổ chúng trên bề mặt đá.
  • Vân đá hoa cương là loại vân đá tự nhiên nên không sang bằng đá cẩm thạch
  • Đá hoa cương khó bị trầy bề mặt. Tuy nhiên 1 khi đã bị trầy xước thì khả năng khắc phục rất khó.
  • Đá có phiến lớn, khá nặng nên rất khó khi di chuyển và lắp đặt.

Ứng dụng của đá hoa cương 

Nhờ sở hữu các ưu điểm nổi bật nên đá hoa cương ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:

Có thể nói đá hoa cương đã được phát hiện và sử dụng trong lĩnh vực xây dựng suốt hàng ngàn năm nay. Khi cắt đá thô và đánh bóng thì chúng được dùng trong các tòa nhà, các công trình cầu, đường, lát, tượng đài và nhiều công trình ngoại thất khác. Cụ thể:

  • Đá hoa cương được dùng làm mặt bàn bếp
  • Đá hoa cương được dùng làm đá lát các khu vực: sảnh chờ, quầy lễ tân của khách sạn, trung tâm thương mại hay cột đá, vách trang trí,…
  • Dùng đá hoa cương làm tượng đài hay bia tưởng niệm
  • Đá hoa cương được ứng dụng để trang trí cầu thang bộ và cầu thang máy
da-hoa-cuong-la-gi-2
Đá hoa cương được ứng dụng nhiều trong làm bàn bếp hay các hạng mục nội ngoại thất khác

Cách nhận biết đá hoa cương chất lượng

Bạn có thể tham khảo các mẹo nhận biết đá hoa cương chất lượng dưới đây:

Để lựa chọn được mẫu đá hoa cương chất lượng và phù hợp với công trình xây dựng thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Kiểm tra các vết nứt trên tấm đá: Chỉ cần 1 vết nứt nhỏ cũng sẽ làm cho tấm đá bị vỡ trong quá trình vận chuyển hay thi công. Đồng thời nếu đá xuất hiện vết nứt thì là dấu hiệu của đá kém chất lượng. Bạn cần chú ý chọn tấm đá hoa cương ít vết nứt để đảm bảo cho công trình.
  • Quan sát số lượng rỗ trên bề mặt cùng kích thước của vết rỗ: Nếu 1 tấm đá hoa cương có chất lượng kém thì trên bề mặt của chúng sẽ xuất hiện rất nhiều vết rỗ. Đặc biệt kích thước của vết rỗ sẽ lớn hơn so với tấm đá chất lượng tốt.
  • Kiểm tra độ dày đá: Đá hoa cương chất lượng sẽ có độ dày đồng nhất suốt bề mặt. Do vậy, cứ cách 20 – 30cm thì cần sử dụng thước đo để đo độ dày của đá có giống nhau và đồng đều không.
  • Nhỏ vài giọt nước chanh lên bề mặt: Khi nhỏ nước chanh bạn bắt đầu quan sát nếu nước chanh mà thấm vào đá thì tấm đá này bị thấm nước và chất lượng kém.
  • Dùng aceton để chà vào 1 góc nhỏ của tấm đá bằng vải trắng: Nếu tấm vải trắng bị thấm màu thì đó chính là đá granite nhuộm màu và kém chất lượng.
  • Dùng 1 đồng xu hoặc chìa khóa chà lên bề mặt đá: Nếu bề mặt đá bị xước thì đó là loại đá hoa cương không được đánh bóng tốt. Đồng thời quá trình sử dụng chúng sẽ rất dễ bị trầy xước và làm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ của bề mặt.

Trên đây chính là đáp án cho câu hỏi: đá hoa cương là gì? Chúc bạn sẽ có thêm thông tin để hiểu và đưa ra được lựa chọn loại đá tốt nhất, phù hợp nhất cho công trình của mình nhé!

0982 610 052
Liên hệ