x
Trang chủ / Tin tức

Học ngay cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát đúng chuẩn nhất

Quan Thế Âm Bồ Tát hay còn được gọi là mẹ Quan Âm – “Người đánh thức những người đang ngủ mơ trong ngôi nhà đó”. Trong Phật Giáo thì đây chính là 1 trong các vị Thánh được thờ phụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn băn khoăn về cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát đúng chuẩn như thế nào? Cùng Yên Bái Stone tìm hiểu ngay nhé!

Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm Bồ Tát trong tiếng Phạn gọi là Avalokitévara. Có nghĩa là vị Bồ Tát luôn quan sát âm thanh đau khổ của thế gian, lời kêu cầu của chúng sinh mà cứu độ một cách tự tại. 

Theo Kinh Bi Hoa thì Quan Thế Âm vốn là Thái tử Bất Huyền, 1 người con của vua Vô Tránh Niệm sống trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua cha Vô Tránh Niệm luôn hết lòng sùng bái đạo Phật. Do đó, Thái tử cũng tin nghe theo cha mình mà thành tâm nguyện cầu dùng cả đời để quan sát chúng sinh cũng như cứu độ những con người rơi vào lầm than, đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Người và đã ban Phật hiệu là “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai”.

Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa đồng thời kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa thì phái Đại Thừa dần hình thành. Hình tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân vô cùng đa dạng. Có thể từ hình tượng nam nhân, nữ nhân cho tới hình tượng dạ xoa, phi nhân,..Thậm chí đến hơn 500 hình tượng Bồ Tát Quan Âm khác nhau. Tuy nhiên, bởi Người có tu hạnh từ bi, cứu khổ cứu nạn và tựa như tình thương của mẫu. Do đó, hình ảnh biểu trưng của Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ là nữ giới nên gọi là mẹ Quan Âm hay Phật Bà Quan Âm.

cach-khan-vai-quan-the-am-bo-tat
Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Phật có tấm lòng từ bi, bác ái

Cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát

Tương tự như các vị Phật khác thì cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát cũng cực kỳ đơn giản. Gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật cúng bao gồm: hương, hoa, trái cây, hoa sen,.. (lưu ý lễ vật cúng Quan Thế Âm Bồ Tát nên là đồ chay thanh tịnh). Đồng thời, sau khi đã đặt lễ vật thì bạn bắt đầu tiến hành đọc bài văn khấn sau:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm………………….

Tín chủ con là: ……………………………………………………………………………………..

Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………………..

Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.

Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).

cach-khan-vai-quan-the-am-bo-tat
Cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát cũng rất đơn giản với bài văn cúng quen thuộc

Thực tế thì cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát cũng như việc đọc các bài văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát trên thường được sử dụng trong các ngày rằm, ngày mùng 1 hay ngày vía Ngài hoặc dịp đặc biệt nào đó.

Ý nghĩa của tượng Quan Thế Âm trong thờ cứng?

Thông thường, tượng của Phật Quan Âm sẽ được đặt ở các nơi trang trọng, thanh tịnh hay các vị trí quan trọng. Vào các dịp đặc biệt hay khi con người rơi vào những hoàn cảnh, sự việc cấp thiết thì họ sẽ thành tâm dâng lễ để nguyện cầu Quan Thế Âm Bồ Tát phù trợ, hóa nguy thành an.

Được mệnh danh là vị Bồ Tát mang tấm lòng nhân ái, từ bi luôn dõi theo vạn vật để giúp chúng sinh hóa giải mọi lầm than, khổ cực. Đồng thời truyền bá tư tưởng về cái thiện để dẫn lối con người tới việc tốt, sống tốt.

Do đó, việc thờ cúng hay khấn vái, cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát chính là cách để Phật tử tin rằng sẽ được Người phù hộ, mang tới may mắn, hạnh phúc, thoát khỏi những nỗi đau khổ, buồn bã, mệt mỏi trong đời sống. Từ đó, tâm luôn hướng thiện, cuộc sống sẽ tốt đẹp và yên bình hơn.

cach-khan-vai-quan-the-am-bo-tat-2
Việc thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ giúp mang tới bình an, hạnh phúc, may mắn cho gia chủ

Cần chuẩn bị gì cho mâm cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Bên cạnh cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát thì nhiều gia chủ cùng cần quan tâm tới những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng Người.

Quan Thế Âm Bồ Tát là con nhà Phật. Do đó, đồ cúng chuẩn bị cho Người phải là đồ chay chứ không phải đồ mặn. Mặc dù lễ vật cúng không cần quá cầu kỳ, tùy thuộc vào kinh tế hay hoàn cảnh của mỗi người. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là gia chủ phải thành tâm và mâm cúng phải sạch sẽ, chỉn chu, cẩn thận. Mâm lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát có thể bao gồm:

  • Hương (nhang)
  • Hoa tươi (Ưu tiên chọn hoa sen, hoa cúc vàng hay hoa huệ,…)
  • Hoa quả tươi (Ưu tiên chọn các loại quả có thân hình tròn, căng mọng và có màu sắc tươi sáng như: bưởi, lê, cam, quýt,..)
  • Bánh kẹo, phẩm oản
  • Đĩa xôi chay

Trên đây chính là những chia sẻ của chúng tôi về cách khấn vái Quan Thế Âm Bồ Tát. Hy vọng bạn có thể tham khảo nội dung này để tránh phạm phải những điều cấm kỵ khi thờ phụng hay cầu khấn Phật Bà Quan Âm. 

0972 488 886
Liên hệ