x
Trang chủ / Tin tức

Ý nghĩa của việc khắc bia Tiến sĩ chính xác và độc đáo nhất

Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xem là 1 trong những di tích lịch sử văn hóa đặc biệt tại nước ta. Nói đến địa danh này thì chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua những tấm bia tiến sĩ – những trang sử bằng đá mà ông cha ta đã để lại. Vậy nhưng, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ. Cùng Yên Bái Stone tìm hiểu ngay dưới bài viết sau của chúng tôi nhé!

Tìm hiểu về bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Bia Tiến sĩ được vinh dự đặt tại khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây được xem là 1 vị trí nằm tại Trung tâm Thăng Long – Hà Nội – Nơi hội tụ tinh hoa, trí tuệ của dân tộc Việt. Đồng thời, nơi đây cũng được xem là địa điểm phản ánh những đặc trưng văn hóa rõ nét nhất của Việt Nam. Dựng bia Tiến sĩ tại Thăng Long chính là góp phần quan trọng trong việc làm phong phú và tạo bản sắc cho văn hóa dân tộc.

Ngày 9/3/2010, bia Tiến sĩ tại Văn Miếu được công nhận là Di sản tư liệu. Đây được xem là Di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam sau Mộc bản triều Nguyễn đã được đưa vào danh sách Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới (Memory of the World) của UNESCO. Sự kiện công nhận bia Tiến sĩ này được đánh giá là vô cùng ý nghĩa đối với Thủ đô trước thềm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

y-nghia-cua-viec-khac-bia-tien-si
Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám 

Nội dung của bia Tiến sĩ là gì?

Bia Tiến sĩ đặt tại khu di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám là tấm bia vinh danh những tên tuổi, những người đã đỗ đạt trong các kỳ thi tuyển Tiến sĩ của triều Mạc và Lê. Nội dung mỗi tấm bia tựa như 1 câu chuyện có mở đầu và kết thúc với 3 phần: tiêu đề, bài ký, họ tên các Tiến sĩ và quê quán của họ.

Trên mỗi tấm bia đều khắc 1 bài văn (hay còn gọi là bài ký) bằng chữ Hán. Đây được xem là nội dung ghi lại lịch sử của những khoa thi tuyển tổ chức từ năm 1442 – 1779. Tổng có 82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng.

Theo đó, tấm bia Tiến sĩ đầu tiên đã được dựng vào năm 1484 trong đời vua Lê Thánh Tông. Tấm bia này  ghi lại lịch sử khoa thi vào năm 1442. Đồng thời tấm bia cuối cùng cũng được dựng vào năm 1780, ghi nội dung cho khoa thi tổ chức vào năm 1779.

Chúng ta có thể tìm thấy tên tuổi của nhiều danh nhân như: Nhà sử học Ngô Sĩ Liên – Tiến sĩ năm 1442 – người đã soạn bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư, nhà bác học Lê Quý Đôn – tác giả của tác phẩm Đại Việt thông sử, Vân đài loại ngữ hay Kiến văn tiểu lục, nhà chính trị, ngoại giao Ngô Thì Nhậm đỗ Tiến sĩ khoa 1775 – người đã giúp vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh.

Trong số 1.304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia đá tại Văn Miếu thì có 225 vị từng được cử đi sứ sang Trung Quốc vào các triều Minh (1368-1644) và triều Thanh (1644 – 1911).

y-nghia-cua-viec-khac-bia-tien-si
Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu ghi lại thông tin của các hiền sĩ đã đỗ đạt trong kỳ thi tuyển

Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

Nhắc tới ý nghĩa của việc khắc bia Tiến sĩ thì chắc chắn không thể bỏ qua những ý nghĩa sau:

Tác động đối với người đương thời và hậu thế

  • Được ghi tên trên các tấm bia đá này chính là niềm khích lệ to lớn đối với việc học tập và rèn luyện để có thể trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội. 
  • Khuyến khích, nhắc nhở và kêu gọi hiền tài hay kẻ sĩ nhìn vào đó để làm tấm gương rèn luyện danh tiết, rèn luyện đức tài cũng như gắng sức giúp vua, giúp nước.
  • Ngăn ngừa những điều ác, những kẻ ác hay xấu xa bởi họ nhìn vào những tấm gương Tiến sĩ để lấy đó làm điều răn.
  • Lấy dĩ vãng để chỉ lối tương lai. Từ đó, góp phần làm cho hiền tài nảy nở và đất nước hưng thịnh lâu dài cũng như rèn danh tiếng cho sĩ phu, củng cố sức mạnh cho nước nhà.
  • Lưu danh hiền tài, các Tiến sĩ, người giỏi muôn đời. Từ đó thể hiện sự đề cao, coi trọng hiền tài của thánh minh.
  • Lời biểu trưng, khuyến học hùng hồn nhất cho các kẽ sĩ, sĩ tử thời xưa hay học sinh thời nay về truyền thống hiếu học, yêu nước.

Biểu tượng và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam

Ý nghĩa của việc khắc bia Tiến sĩ chính là biểu tượng và niềm tự hào của trí tuệ và sự thành đạt, của trí tuệ. Theo Phó Thủ tướng Chính Phủ – Nguyễn Sinh Hùng thì: “Bia tiến sĩ bằng đá đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám chính là 1 tài sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam và là 1 biểu tượng tôn vinh đạo hiếu học cũng như truyền thống đào tạo nhân tài bổ sung nguyên khí cho đất nước của dân tộc ta… Bởi vậy, có thể nói việc bia Tiến Sĩ được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới chính là niềm tự hào, tự tôn của hào khí dân tộc.

Giá trị cũng như nét độc đáo của 82 bia Tiến sĩ chính là những bài văn được khắc trên bia. Những bài văn, bài ký trên bia Tiến sĩ này đều được viết bằng chữ Hán cùng các cách viết khác nhau. Từ đó giúp cho mỗi tấm bia tựa như những tác phẩm tư pháp, những tác phẩm vô giá tạo nên truyền thống văn hóa, giáo dục của nước Việt. 

Đồng thời mỗi bài ký trên bia cũng thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng về triết học, giáo dục đào tạo, sử học, sử dụng nhân tài, tuyển dụng và đào tạo nhân tài của các triều đại. Từ đó góp phần thể hiện tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài của cha ông ta.

y-nghia-cua-viec-khac-bia-tien-si-2
Ý nghĩa của việc khắc bia Tiến sĩ vừa khích lệ truyền thống hiếu học vừa thể hiện văn hóa, lịch sử của dân tộc

Là tư liệu lịch sử, văn hóa của dân tộc

Một trong những ý nghĩa của việc khắc bia Tiến sĩ chính là qua các tấm bia này chúng ta không chỉ biết tới thân thế, thông tin, sự nghiệp của các sử thần Việt Nam. Mà đồng thời còn hiểu được hơn về mối quan hệ bang giao giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Đặng Kim Ngọc – Giám đốc Trung tâm Văn Miếu thì 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ chính là các bản tư liệu gốc duy nhất hiện nay còn tồn tại. Chúng được xem như những pho sử đá về lịch sử, văn hóa, giáo dục của nước Việt Nam. Các “pho tượng đá” này mang tính duy nhất và độc đáo bởi nó đã trải qua gần 300 năm với 82 khoa thi Nho học.

Chưa kể, mỗi tấm bia Tiến sĩ cũng chính là 1 tác phẩm nghệ thuật ấn tượng. Theo đó, từ trán bia, chân bia cho tới diềm bia đều được điêu khắc những hình ảnh phản ánh sinh động và tinh tế cảnh sinh hoạt của người dân, hình ảnh quan võ, quan văn hay các đề tài “lưỡng long chầu nguyệt”, “lưỡng long tranh châu”. 

Trên đây chính là những chia sẻ về ý nghĩa của việc khắc bia Tiến sĩYên Bái Stone muốn chia sẻ đến bạn. Chắc chắn đây sẽ là các kiến thức và thông tin cực kỳ thú vị, hấp dẫn mà bạn cần quan tâm. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì thì bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ ngay nhé!

0972 488 886
Liên hệ